Tham dự Tọa đàm có PGS, TS. Hoàng Công Gia Khánh - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và các trường đại học trong Khối ngành Chính trị - Pháp luật, cùng lãnh đạo các phòng, khoa, trung tâm, viên chức Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ trì Tọa đàm có PGS, TS. Nguyễn Văn Y, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phốHồ Chí Minh; PGS, TS. Lê Vũ Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, PGS, TS. Lê Vũ Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng của sự phát triển bền vững của các quốc gia. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm phát triển giáo dục và đào tạo. Trong đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố luôn nỗ lực xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt, chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế. Thay mặt Chủ trì Tọa đàm, PGS, TS. Lê Vũ Nam đề nghị các tham luận và trao đổi tại Tọa đàm tập trung phân tích cơ hội và thách thức cho Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thu hút nguồn lực đầu tư phát triển, thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đề xuất các giải pháp và chính sách để Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển, thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Toàn cảnh Tọa đàm
PGS, TS. Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Tọa đàm
PGS, TS. Nguyễn Văn Y, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh kết luận Tọa đàm
PGS, TS. Lê Vũ Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo đề dẫn Tọa đàm
Tại Tọa đàm, các đại biểu được nghe 03 tham luận:
1) Tham luận “Tài trợ cho cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giáo dục đại học bằng phương thức đối tác công tư” do TS. Trịnh Thục Hiền, Khoa Luật Kinh tế,Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày.
TS. Trịnh Thục Hiền, Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại Tọa đàm
2) Tham luận “Phát huy nguồn lực xã hội xây dựng Trường học hạnh phúc trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” do TS. Nguyễn Thị Toàn Thắng, Trưởng Bộ môn Công tác xã hội,Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh trình bày.
TS. Nguyễn Thị Toàn Thắng, Trưởng Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại Tọa đàm
3) Tham luận “Nghị quyết số 98/2023/QH15: Khơi dậy sức mạnh đầu tư cho giáo dục và đào tạo” do TS. Phạm Thị Thanh Xuân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứuphát triển công nghệ ngân hàng, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày.
TS. Phạm Thị Thanh Xuân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại Tọa đàm
Bên cạnh đó, Tọa đàm còn được lắng nghe ý kiến thảo luận của 05 đại biểu: TS. Bùi Ngọc Hiền, Trưởng phòng Quản lý khoa học, thông tin, tư liệu, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Lê Thái Thường Quân, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh; PGS, TS. Đỗ Phú Trần Tình, Viện trưởng Viện Phát triển chính sách, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Vĩnh Khương - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Sau đại học và khoa học công nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Đại tá, ThS Nguyễn Đức Nhật, Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nguyễn Huệ.
TS. Bùi Ngọc Hiền, Trưởng phòng Quản lý khoa học, thông tin, tư liệu, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh trình bày ý kiến tại Tọa đàm
TS. Lê Thái Thường Quân, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh trình bày ý kiến tại Tọa đàm
PGS, TS. Đỗ Phú Trần Tình, Viện trưởng Viện Phát triển chính sách, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày ý kiến tại Tọa đàm
TS. Nguyễn Vĩnh Khương - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Sau đại học và khoa học công nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày ý kiến tại Tọa đàm
Đại tá, ThS Nguyễn Đức Nhật, Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nguyễn Huệ trình bày ý kiến tại Tọa đàm
Kết luận Tọa đàm, PGS, TS. Nguyễn Văn Y, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá sau hơn 02 giờ làm việc với tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, dân chủ, Tọa đàm đã hoàn thành chương trình, mục tiêu đề ra. PGS, TS. Nguyễn Văn Y đã kết luận Tọa đàm:
Thứ nhất, Tọa đàm đã khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của cơ chế thí điểm thu hút nguồn lực đầu tư phát triển, thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Thứ hai, Tọa đàm nhấn mạnh sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh là nhân tố quan trọng để thực hiện hiệu quả việc thu hút nguồn lực đầu tư phát triển, thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Sự quan tâm này được thể hiện bằng những cơ chế, chính sách, kế hoạch cụ thể trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba,các bài viết tham luận và các ý kiến trao đổi tại Tọa đàm đã phân tích thực trạng và chỉ ra những cơ hội, thuận lợi, cũng như những khó khăn, thách thức trong việc thu hút nguồn lực đầu tư phát triển, thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay.
Thứ tư, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung vào việc cải thiện chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư tư nhân, bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế và hỗ trợ về đất đai, đơn giản hóa quy trình pháp lý, tạo môi trường đầu tư thuận lợi.
Thứ năm, nhằm huy động các nguồn lực của cộng đồng và doanh nghiệp cho đầu tư phát triển giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tọa đàm khuyến nghị trong thời gian tới cần tập trung một số giải pháp sau: (1) nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục trong chính quyền, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả chủ trương huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục; (2) hoàn thiện thể chế để huy động các nguồn lực của cộng đồng và doanh nghiệp cho đầu tư phát triển giáo dục. Thành phố cần tập trung rà soát hệ thống các văn bản, cơ chế chính sách về huy động các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo đã ban hành, phát hiện những quy định còn bất cập và còn thiếu; sửa đổi, bổ sung, thay thế các chính sách chưa phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để khuyến khích cộng đồng và doanh nghiệp đầu tư phát triển giáo dục; (3) đẩy mạnh huy động có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho phát triển giáo dục từ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo; Đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác trong giáo dục giữa các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
Đại biểu chụp hình lưu niệm tại Tọa đàm
Tin, ảnh: Thành Lân