game bài đổi thưởng qua ngân hàng nncc - App game đổi thưởng uy tín

Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực số 01(11)2023

Cập nhật ngày: 22/05/2023

TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

- SỐ 01(11)2023 –

 

TS. Phạm Văn Giang - Quy trình tổ chức và những yếu tố ảnh hưởng đến đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng - 5

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet, nhất là mạng xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, xuyên tạc, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì vậy, việc xác định quy trình tổ chức và các yếu tố ảnh hưởng đến đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh mới hiện nay. Từ khóa: quy trình tổ chức; đấu tranh phản bác; các yếu tố ảnh hưởng; quan điểm sai trái, thù địch; không gian mạng.

Abstract

In recent years, hostile forces have thoroughly taken advantage of the Internet development especially social networks to implement the strategy of “peaceful evolution”, distorting and denying the socialist regime in Vietnam. Therefore, it is extremely important to set up the organizational procedures and identify the factors that affect the work of refuting erroneous antagonistic views in cyberspace in the current new context.

Keywords: organational procedures, the work of refuting, factors, erroneous antagonistic views, hostile, cyberspace.

ThS. Nguyễn Thị Hà - Một số kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới - 14

Tóm tắt

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thực sự là một cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, một sự nghiệp to lớn, đầy khó khăn, phức tạp. Việt Nam từ một nước phong kiến lạc hậu bị chủ nghĩa thực dân thống trị, sau khi giành độc lập dân tộc tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Trước đổi mới, Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội với mô hình tập trung, bao cấp. Đại hội lần thứ VI (12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1986 đến nay, Đảng đã nghiên cứu, bổ sung, phát triển về lý luận và tổng kết thực tiễn để đúc kết những kinh nghiệm quý báu. Việc tổng kết bài học kinh nghiệm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.

Từ khóa: kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời kỳ đổi mới.

Abstract

Building socialism in Vietnam is really a profound revolutionary transformation as well as a huge arduous cause. From a backward feudal country dominated by colonialism and after regaining national independence, Vietnam has been advancing to socialism skipping the capitalist development stage. Before Doi Moi, Vietnam built its socialism with a centrally planned economy model. The 6th National Congress of the Communist Party of Vietnam (December 1986) put forward a comprehensive reform policy. In the process of leading the building of socialism since 1986, the Party has researched, supplemented and developed the theory and summarized the practice with a view to drawing valuable experiential lessons. The summary of these lessons drawn from building socialism is of great importance and necessity.

Keywords: experience in building socialism, Doi Moi.

TS. Lê Thị Bình - Đấu tranh phòng ngừa các hoạt động lợi dụng đồng bào thiểu số và quan hệ dân tộc xuyên biên giới chống phá Việt Nam tại một số tỉnh có chung biên giới với Campuchia - 24

Tóm tắt

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có mối quan hệ lâu đời. Suốt chiều dài lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong giai đoạn hiện nay, hai quốc gia tiếp tục gắn kết hợp tác với nhau để cùng phát triển. Một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy mối quan hệ hai nước và giữ vững an ninh tuyến biên giới là đồng bào các dân tộc ở hai bên biên giới giữa Việt Nam với Campuchia có mối quan hệ cùng dân tộc, dòng họ, thân tộc, thông gia. Tuy nhiên đây cũng là nhân tố mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng để chống phá Việt Nam và quan hệ hai nước Việt Nam - Campuchia. Bài viết này nhận diện nội dung và cách thức mà các thế lực thù địch sử dụng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác sức mạnh của đồng bào và quan hệ dân tộc xuyên biên giới tuyến biên giới Việt Nam - Campucchia, đấu tranh và ngăn chặn sự chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ tốt chủ quyền biên giới, an ninh quốc gia.

Từ khóa: Việt Nam, Campuchia, đồng bào dân tộc, biên giới, chống phá.

Abstract

Vietnam and Cambodia are two neighbours with a long-standing relationship. Throughout history, the destinies of the two nations have been inextricably linked. In the current period, the two countries continue cooperating with each other for mutual development. One of the factors that contribute to promoting the relationship between the two countries and maintaining border security is the fact that the ethnic people living on both sides of the border between Vietnam and Cambodia have the same ethnic identity, biological relationships, and ancestry. However, this is also a factor that hostile forces always take advantage of with a view to undermining Vietnam and the relationship between Vietnam and Cambodia. Therefore, identifying the content and methods used by hostile forces, and at the same time proposing some solutions to enhance the strength of the compatriots and ethnic relations across the Vietnam-Cambodia border, preventing the sabotage strategy of the hostile forces, and protecting territorial border sovereignty and national security are the goals of this article.

Keywords: Vietnam, Cambodia, ethnic minorities, border, undermine, sabotage.

TS. Nguyễn Duy Mộng Hà, TS. Nguyễn Thị Bích Phượng - Thúc đẩy kỹ năng tự hoàn thiện cho sinh viên các ngành ngoại ngữ thông qua dạy học theo dự án - 35

Tóm tắt

Con người trong bất cứ thời đại, xã hội và bối cảnh nào nhìn chung đều mong muốn tự hoàn thiện bản thân. Khái niệm “self-improvement” (tự hoàn thiện) đã phổ biến trên thế giới từ lâu trong môi trường giáo dục và xã hội. Trong giảng dạy bất cứ chuyên ngành hay môn học nào ở bậc đại học, thì giảng viên thiết kế hoạt động dạy học đều phải quan tâm lồng ghép các kỹ năng tự hoàn thiện cho sinh viên, trong đó có đối tượng là sinh viên các ngành ngoại ngữ. Dạy học theo dự án có thể góp phần thúc đẩy các kỹ năng này. Bài viết tập trung trả lời các câu hỏi sau: 1- Thế nào là tự hoàn thiện? 2- Đâu là mối quan hệ giữa các kỹ năng tự hoàn thiện với động cơ học ngoại ngữ của sinh viên? 3- Dạy học theo dự án cho sinh viên các ngành ngoại ngữ có những đặc trưng cơ bản nào? 4- Dạy học theo dự án có góp phần thúc đẩy các kỹ năng tự hoàn thiện cho sinh viên các ngành ngoại ngữ?

Từ khóa: tự hoàn thiện, kỹ năng tự hoàn thiện, động cơ nội tại, giảng dạy ngoại ngữ, dạy học theo dự án.

Abstract

Regardless of any society, time or context, humans in general, yearn to improve themselves. The concept of “self-improvement” has existed for a long time in education and society. Therefore, when teaching any majors or subjects, lecturers nowadays must focus on imparting the self-improvement skills to students, also to students, who are studying foreign languages. The findings of this article suggest that Project-based learning can help enhance these skills. This article focuses on answering the questions: 1- What is self-improvement? 2- What is the relationship between self - improvement skills and the students’ motivation to learn foreign languages? 3- What are the key features of Project-based Learning in foreign language acquisition? 4- Does Project-based Learning contribute to promoting self-improvement skills for students majoring in foreign languages?

Keywords: self-improvement, self-improvement skills, teaching foreign language, intrinsic motivation, Project-based Learning (PBL)

TS. Nguyễn Thị Kim Liên - Phát huy giá trị các di sản văn hóa để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 46

Tóm tắt

Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn của cả nước mà còn là địa phương có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch. Ý thức rõ điều này nên chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã định hướng phát triển ngành du lịch Thành phố trở thành một điểm đến du lịch sống động hàng đầu châu Á, nơi du khách được trải nghiệm những giá trị khác biệt của di sản văn hóa, lối sống trong một thành phố thông minh, mang đến sự khởi sắc và cảm xúc trên mỗi hành trình. Muốn vậy, Thành phố không thể không quan tâm đến khai thác, phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch. Bài viết khái quát về những giá trị văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá thực trạng phát huy giá trị văn hóa để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp.

Từ khóa: văn hóa, du lịch, phát huy giá trị văn hóa, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể.

Abstract

Ho Chi Minh City is not only a major economic, political, cultural and social center of the country but also a locality with many potential advantages for tourism development. With this awareness, the Ho Chi Minh City government has oriented the development of the city’s tourism industry into a leading tourist destination in Asia, where visitors can experience the quintessential values   of cultural heritage and lifestyle in a smart city, which brings about colours and emotions on each journey. To do so, the city must pay attention to exploiting and promoting cultural values in tourism development. The article provides an overview of cultural values   in Ho Chi Minh City and assesses the reality of enhancing  cultural values  to develop tourism in Ho Chi Minh City in recent years, whereby  proposing some solutions.

Keywords: culture, tourism, enhancing the cultural value, material culture, non-material culture.

TS. Nguyễn Thế Phúc, TS. Trần Thị Hồng Minh - Giáo dục truyền thống, phong tục, tập quán của con người xứ Huế cho con cháu - 56

Tóm tắt

Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng đất xứ Huế đã tạo ra một hệ giá trị văn hóa đặc sắc với một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng về truyền thống, phong tục, tập quán. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhất là chịu sự tác động của nền đại công nghiệp và kinh tế thị trường nên những giá trị truyền thống, phong tục, tập quán của xứ Huế dần dần bị lãng quên. Để thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế thì việc tăng cường, đẩy mạnh, chú trọng đến việc giáo dục truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của con người xứ Huế cho con cháu là một việc làm cần thiết và cấp bách không chỉ đối với chính quyền, đoàn thể mà toàn xã hội, nhất là yếu tố gia đình.

Từ khóa: truyền thống, tập quán, con người xứ Huế.

Abstract

Throughout the formation and development, Hue (Central Vietnam) has created a unique cultural value system with an extremely rich and diverse treasure of its traditions, customs and practices. However, in the face of the current socio-economic development, especially under the impacts of the heavy industry and the market economy, Hue’s traditions, customs and practices are gradually sinking into oblivion. To implement Resolution 54 - NQ/TW of the Politburo on building and developing Thua Thien Hue into a city directly under the Central Government on the basis of preserving and promoting the values of the ancient capital heritage and Hue cultural identity, it is is necessary and urgent  not only for the government, mass organizations but also for the whole society, especially families to strengthen, promote and focus on educating their children and grandchildren about Hue’s fine traditions, customs and practices.

Keywords: traditions, practices, customs, Hue’s people.

TS. Võ Kim Cương - Chống “chảy máu chất xám” trong chiến lược đào tạo, thu hút nhân tài - 65

Tóm tắt

Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Hiện nay trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, phấn đấu trở thành nước phát triển, nước ta càng cần nhiều nhân tài hơn bao giờ hết. Đảng và Nhà nước đã có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nhưng thực tế là hiện nay đang có hiện tượng “chảy máu chất xám”. Câu hỏi đặt ra là “cần có giải pháp gì để ngăn chặn chảy máu chất xám và phát triển nhân tài cho đất nước?”. Bài viết này bàn về những vấn đề cốt lõi của chiến lược phát triển nguồn nhân lực, hướng tới những giải pháp căn bản, bền vững về nhân tài nhằm phục vụ sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.

Từ khóa: giáo dục nhân tài, trọng dụng nhân tài, chảy máu chất xám, phân tích nguồn lực, chiến lược nhân tài.

Abstract

Talent is the national resource. Currently, in the cause of building and defending the country, and with a thirst for becoming a developed country, our country needs more talents than ever. The Party and State have had a strategy for human resource development, but the reality is that there is still a “brain drain” phenomenon. The question is “What solutions are needed to prevent brain drain and develop talents for the country?”. This article discusses the core issues of the human resource development strategy with a view to finding out basic and sustainable solutions to attact talents to serve the cause of national protection and development.

Keywords: education for talents, honour talents, brain drain, analysis of resources, talent strategy.

ThS. Triệu Đỗ Hồng Phước, TS. Nguyễn Văn Tiến - Mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và khuyến nghị - 75

Tóm tắt

Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (Public Private Partnership - PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng cung cấp dịch vụ công. PPP được triển khai nhằm tăng cường năng lực cung ứng dịch vụ của một nước bằng cách huy động nguồn vốn đầu tư từ lĩnh vực ngoài công lập nhằm bổ sung hay thay thế hoàn toàn nguồn vốn nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn triển khai PPP tại Thành phố Hồ Chí Minh, bằng phương pháp khảo sát, phỏng vấn và phân tích, diễn giải dữ liệu 22 dự án PPP đã triển khai, tác giả đã đưa ra những đánh giá và khuyến nghị về cả mặt lý luận và thực tiễn về mô hình và ý nghĩa của PPP ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Từ khóa: đầu tư, đối tác công - tư, Thành phố Hồ Chí Minh.

Abstract

Investment in the form of Public - Private Partnership (PPP) is a form of investment made on the basis of project contracts between competent state agencies and investors and enterprises to build, renovate, operate the, business and management of infrastructure works which provide public services. PPP is deployed to strengthen a country’s service supplying capacity by mobilizing investment capital from the non-public sector to supplement or completely replace state capital. On the basis of researching the practical implementation of PPP in Ho Chi Minh City by means of surveys, interviews and data analysis and interpretation of 22 implemented PPP projects, the author has made assessments and recommendations theoretically and practically on the model and significance of PPP in Vietnam at the present time.

Keywords: investment, Public-Private Partnership, Ho Chi Minh City.

ThS. Lý Ngọc Yến Nhi - Quan điểm giới trong tư tưởng nữ quyền Pháp thế kỷ XX và ý nghĩa đối với khoa học nữ quyền – 84

Tóm tắt

Tư tưởng nữ quyền Pháp thế kỷ XX với hướng tiếp cận lấy “giới” là quan điểm nghiên cứu chủ đạo giữ vai trò quan trọng đối với phong trào giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới tại Pháp và trên thế giới nửa sau thế kỷ XX. Từ những đề xuất của các nhà tư tưởng nữ quyền Pháp có thể thấy quan điểm giới là hướng tiếp cận cho rằng giới không phải là một khái niệm tự nhiên và vô điều kiện, mà là một khái niệm xã hội được xây dựng và duy trì bởi những quy chuẩn, định kiến và sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, bài viết làm rõ quan điểm giới trong tư tưởng nữ quyền Pháp thế kỷ XX thông qua việc phân tích quan điểm của các nhà tư tưởng như Simon de Beauvoir, Luce Irigaray, Julia Kristeva, Helene Cixous về giới nữ. Từ đó, bài viết chỉ ra ý nghĩa của quan điểm này đối với khoa học nữ quyền hiện nay.

Từ khóa: phụ nữ, giới, quan điểm giới, khoa học nữ quyền, tư tưởng nữ quyền Pháp.

Abstract

The French Feminist thought in the twentieth century with the gender-specific approach is the mainstream research view that plays a crucial role in the movement for women’s liberation and gender equality in France and in the world in the second half of the twentieth century. From the proposals of French feminist thinkers, it can be seen that the gender perspective is an approach showing that gender is not a natural and unconditional concept, but a social concept constructed and maintained by norms, stereotypes and discrimination based on gender. By means of analysis and synthesis, the article clarifies gender perspectives in the French Feminist thought in the twentieth century through analyzing the views of thinkers such as Simon de Beauvoir, Luce Irigaray, Julia Kristeva, Helene Cixous about women, thereby pointing out the significance of this point of view for today’s feminist science.

Keywords: women, gender, gender perspective, feminist science, French feminist thought.

 

Phạm Nguyễn Ngọc Thư, Phạm Hoàng Bảo Vy, Phạm Yến Linh, Nguyễn Thị Tường Vi - Khai vấn học thuật và áp dụng khai vấn học thuật trong giáo dục đại học - 95

Tóm tắt

Ngày nay, khai vấn học thuật được chứng tỏ là một phương thức hiệu quả để cải thiện toàn diện các kỹ năng của sinh viên. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã trình bày những kiến thức cơ bản về khai vấn và khai vấn học thuật, từ đó chỉ ra tác động tích cực to lớn của các phương pháp này trong giáo dục. Bài báo cũng chỉ ra tầm quan trọng của khai vấn học thuật thông qua việc trình bày thành công của phương pháp này tại một số trường đại học ở nước ngoài. Thông qua nghiên cứu và tổng hợp dữ liệu thứ cấp, nhóm tác giả nhận thấy mặc dù các chương trình khai vấn học thuật đang trở nên rất phổ biến trong giáo dục đại học nước ngoài bởi những ưu điểm đáng kể của nó, thế nhưng khả năng áp dụng khai vấn học thuật vào chương trình học tập của Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì vậy, thông qua bài viết nhóm tác giả cung cấp các kiến thức tổng quan về khai vấn học thuật trong giáo dục đại học, từ đó đề xuất từng bước áp dụng vào giáo dục ở Việt Nam trong tương lai gần.

Từ khóa: khai vấn, khai vấn học thuật, giáo dục đại học, khai vấn đồng cấp.

Abstract

Today, academic coaching proves to be an effective way to improve students’ skills. In this research, the authors provide basic knowledge about coaching and academic coaching, thereby showing the great positive impact of this method in education. The article also points out the importance of academic coaching by providing the success of the method at some universities abroad. Through researching and synthesizing secondary data, the authors note that although academic coaching programs are becoming greatly popular among foreign higher education for its significant advantages, the applicability of this coaching to Vietnam’s academic programme has not yet been thoroughly studied. Therefore, through the article, the authors provide an overview of academic coaching in higher education, thereby proposing step-by-step application of this method to education in Vietnam in the near future.

Keywords: coaching, academic coaching, higher education, peer coaching.

Bản in