game bài đổi thưởng qua ngân hàng nncc - App game đổi thưởng uy tín

Tạp chí Khoa học Phát triển nhân lực số 04(10)2022

Cập nhật ngày: 24/04/2023

TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

- SỐ 04(10)2022 -

TS. Nguyễn Trọng Bình - Tăng cường sự tham gia của người dân trong quản trị địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - 5

Tóm tắt

Một trong những đặc trưng của quản trị địa phương (QTĐP) hiện đại đó là nhấn mạnh tính “mở” của chính quyền, cũng như tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng cường sự tham gia của người dân trong QTĐP không chỉ góp phần thực hiện nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” và phương châm “lấy nhân dân làm trung tâm” trong quản trị của chính quyền; mà còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị của chính quyền địa phương trong bối cảnh mới. Trên cơ sở khái lược lý luận về sự tham gia của người dân trong QTĐP và đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong QTĐP, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong QTĐP ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Từ khóa: sự tham gia của người dân, quản trị địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh.

Abstract

One of the characteristics of modern local governance is that it emphasizes the “openness” of the government as well as enhances the participation of the masses in governing and solving social problems. Boosting the people’s participation in local governance contributes not only to the implementation of the principle of “people’s sovereignty” and the motto of “peoplecenteredness” in the government’s administration but also to the improving the quality and efficiency of the governance of local governments in the new context. On the basis of the theoretical summary of the participation of the masses in local governance and from assessing the current status of people’s participation in local governance in Ho Chi Minh City, the article proposes a number of solutions to enhancing the participation of the masses in local governance in Ho Chi Minh City in the upcoming years.

Keywords: people’s participation, local governance, Ho Chi Minh City.

TS. Lê Thị Kim Huệ - Tác động của vốn xã hội đối với việc phát triển vốn con người – 14

Tóm tắt

Vốn xã hội (VXH) từ lâu đã được thế giới công nhận là một loại vốn phi vật chất song hành cùng với các loại vốn khác như vốn vật chất, vốn con người. Điều đặc biệt của VXH là nó không được sở hữu bởi một cá nhân riêng lẻ nào mà gắn liền với mạng lưới xã hội, mối quan hệ xã hội. VXH được các nhà khoa học đánh giá là một trong những nguồn lực có sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế và đời sống xã hội, đặc biệt là có đóng góp tích cực vào sự phát triển của vốn con người (VCN). Bài viết này nhằm mục đích làm rõ những tác động của VXH đối với sự phát triển của VCN, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò tích cực của VXH đối với việc phát triển VCN.

Từ khóa: vốn xã hội, vốn con người, sự phát triển.

ABSTRACT

Social capital has long been widely recognized as a type of non-physical capital along with other types of capital such as physical capital, human capital. The special thing about social capital is that it is not owned by a single individual, but is attached to social networks and social relationships. Social capital is assessed by scientists as one of the resources that have a strong impact on the development of the economy and social life, especially on positive contribution to the development of human capital. This article aims to clarify the impacts of social capital on the development of human capital, thereby proposing some appropriate solutions to promoting the positive role of social capital in the development of human capital.

Keywords: social capital, human capital, development.

ThS. Nguyễn Hương Quế - Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay - 21

Tóm tắt

Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị luôn là một nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên và lâu dài hướng đến nâng cao hiệu quả của công tác đào, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, bối cảnh đất nước, địa phương hiện nay đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu mới trong  công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ này.

Từ khóa: phương pháp giảng dạy, giảng dạy lý luận chính trị, cán bộ, đảng viên, đổi mới phương pháp.

Abstract

The innovation of political theory teaching methodology has always beens a regular and long-term task with a view to improving the effectiveness of political theory training and education for cadres and party members, espescially  in the present context of the country and the locality that poseses many new requirements related to this work.

Keywords: teaching methodology, teaching politics, cadres and party members, innovation of methodology.

ThS. Nguyễn Hoàng Khôi - Hợp tác quốc tế về giảm nhẹ biến đổi khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp – 29

Tóm tắt

Là đô thị chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu và là đầu tàu kinh tế của cả nước, nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam và thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững. Để đạt được mục tiêu này, hoạt động đối ngoại cấp địa phương có vai trò đáng kể trong công tác xây dựng chính sách, nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư xanh. Áp dụng khung lý thuyết quan hệ xuyên quốc gia, bài viết tổng hợp thực trạng hợp tác quốc tế của Thành phố về giảm nhẹ biến đổi khí hậu, phân tích các đặc điểm quan trọng, đồng thời đề xuất một số giải pháp.

Từ khóa: giảm nhẹ biến đổi khí hậu, quan hệ xuyên quốc gia, hợp tác quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

Abstract

As a city being heavily affected by climate change as well as being the economic locomotive of the country, Ho Chi Minh City’s efforts in mitigating greenhouse gas emissions are important in the response to climate change in Vietnam and to promoting the economic transformation on the principle of greenness and sustainability. To achieve this goal, local-level external relations play a significant role in policy formulation, capacity building, technology transfer and green investment attraction. Applying the theoretical framework of transnational relations, the article summarizes the current situation of the City’s international cooperation on climate change mitigation, analyzes several important features, and proposes feasible solutions.

Keywords: climate change mitigation, transnational relations, international cooperation, Ho Chi Minh City.

Lê Minh Điền - Địa vị pháp lý cho cộng đồng người Việt tại Campuchia (nghiên cứu trường hợp tỉnh Prey-Veng, có đường biên giới tiếp giáp 03 tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tây Ninh) - 43

Tóm tắt

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (Kiều bào) hiện diện tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số lượng khoảng 5,3 triệu người. Trong đó, số lượng kiều bào tại Campuchia lớn thứ hai với khoảng 400.000 đến 1.000.000 người, sau kiều bào Mĩ với 2.183.000 người (wikipedia. org, 2022). Là hai quốc gia láng giềng, Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới dài 1.137km, với đặc điểm hòa hợp về văn hóa, phong tục, sinh kế gắn với trồng lúa nước và khai thác nguồn lợi thủy sản từ dòng Mê-kông. Từ xưa người Việt đã tìm đến Campuchia làm ăn sinh sống, tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội trên đất nước chùa tháp. Tuy có lịch sử sinh sống lâu đời, kiều bào tại Campuchia vẫn là cộng đồng dễ bị tổn thương, đời sống kinh tế khó khăn, địa vị pháp lý yếu kém. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi mong muốn làm rõ thêm quá trình định cư của kiều bào tại Campuchia, điển hình là tỉnh Prey-Veng, nơi có đông kiều bào sinh sống nhất tại Campuchia, làm dẫn chứng về các khó khăn, vướng mắc và gợi mở giải pháp để nâng cao địa vị pháp lý của kiều bào tại Campuchia.

Từ khóa: cộng đồng người Việt tại Campuchia, kiều bào, địa vị pháp lý.

Abstract

The overseas Vietnamese community (overseas Vietnamese), with the number of about 5.3 million people,  is present in 130 countries and territories, , in which the number of expatriates in Cambodia is the second largest with about 400,000 to 1,000,000 people, second only after the number of the expatriates in the U.S. with 2,183,000 people (Wikipedia. org, 2022). As two neighboring countries, Vietnam and Cambodia share a 1,137km border, with the characteristics of harmony in culture, customs, livelihoods associated with wet rice cultivation and exploitation of aquatic resources from the Mekong River. Since the ancient times, Vietnamese people have come to Cambodia to make a living, participating in all field of social life in this pagoda-and-temple country. Despite a long history of settlement, the overseas Vietnamese in Cambodia are still a vulnerable community with a difficult economic life and low legal status. Within the scope of the article, we want to clarify in-depth about the settlement process of Vietnamese expatriates in Cambodia, typically in Prey-Veng province - where the largest number of Vietnamese expatriates live - to illustrate their difficulties and problems and thereby suggesting solutions to improve their legal status in Cambodia.

Keywords: The overseas Vietnamese community in Cambodia, overseas Vietnamese, legal status.

ThS. Lê Đức Hiền, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, ThS. Trần Thị Hiền Lương - Những tác động của môi trường kỹ thuật số đến bảo hộ quyền tác giả - một số thách thức và giải pháp đặt ra - 52

Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển kinh tế xã hội. Theo quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số đang là một vấn đề được quan tâm không chỉ trong giới luật học mà còn ảnh hưởng đến giới công nghệ, truyền thông. Sự phát triển của kỷ nguyên số giúp con người dễ dàng tiếp cận đến tác phẩm, chương trình biểu diễn… nhưng nó cũng đặt ra thách thức trong việc bảo vệ và thực thi quyền tác giả. Bài viết nêu lên những tác động của môi trường kỹ thuật số đến quyền tác giả, đề xuất một số giải pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm trong bối cảnh trên.

Từ khóa: quyền tác giả, kỷ nguyên số, công nghệ, bảo hộ quyền tác giả.

Abstract

In the current context of Vietnam’s international economic integration, intellectual property rights in general and copyrights in particular play an important role in the development of science and technology as well as the socio-economic development. Under the provisions of Article 18 of the current Intellectual Property Law, copyright to works includes moral rights and property rights. The copyrights to the works in the digital environment is a matter of concerns not only in jurisprudence but also in technology and communications. The development of the digital age makes it easy to access to works, shows, etc, but it also poses challenges in protecting and enforcing the copyright. The article presents the impacts of the digital environment on copyrights, and proposes some solutions to protecting the copyrights to the works in the aforementioned context.

Keywords: copyrights, digital environment, technology, copyright protection.

ThS. Dương Trường Phúc - Phát triển đô thị thích ứng: tiếp cận từ quan điểm địa kinh tế (trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh) - 62

Tóm tắt

Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều nơi trên thế giới, trở thành trung tâm và động lực cho nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Đồng thời, đô thị với tư cách là một hệ thống cũng trở thành chủ thể đối mặt với những thách thức cho phát triển liên quan đến biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, đô thị với những phức tạp vốn có và mức độ phức tạp ngày càng biến đổi thì rất khó quản lý bằng phương pháp truyền thống và ngụ ý rằng việc tìm kiếm giải pháp tối ưu để giải quyết các thách thức sẽ không hiệu quả. Bên cạnh các giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi môi trường bên ngoài, chiến lược thích ứng cũng được quan tâm do nhận thức về mối nguy hiểm sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực đô thị. Nhận thức lại cách tiếp cận đô thị với tư cách phát triển vùng cũng khá quan trọng. Cách tiếp cận trước đây có thể đã không còn phù hợp và dẫn đến những thất bại chính sách trong phát triển đô thị, vùng đô thị. Bài viết lấy bối cảnh biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa là thách thức chính cho phát triển đô thị, đề cập đến vấn đề đô thị thích ứng và cách tiếp cận mới trong phát triển đô thị. Thay đổi cách tiếp cận, thay đổi quan điểm về các chính sách đô thị có thể gián tiếp hỗ trợ đô thị thích ứng tốt hơn trong tương lai và khẳng định vị trí của thành phố trong khu vực phía nam.

Từ khóa: đô thị thích ứng, địa kinh tế, toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu.

Abstract

More and more urban areas have appeared in the world, becoming the center and driving force for the national and global economy. At the same time, urban areas as a system also face the challenges of climate change and globalization in the process of development is. In that context, the growing complexity of the urban system has become unmanageable with traditional methods and thus the efforts to find optimal solutions to solve the challenges will be in vain. Besides the measures to mitigate the impacts of external environmental change, adaptation strategies are also considered on the basis of awareness of the hazards, which will be extremely severe in urban areas. It is important to re-consider the approach for the urban areas as the regional development. The traditional approach has turned out to be inappropriate and led to policy failures in urban development. Based on the context of climatechange and globalization, which is a major challenge for urban development in Ho Chi Minh City, the article mentions the urban adaptation and the new urban development approach. Changing the approaches and policies on urban development can indirectly support better the urban adaptation in the future as well as contribute to affirming the position of Ho Chi Minh city in the south.

Keywords: urban adaptation, economic geograpghy, globalization, climate change.

ThS. Vũ Thị Hồng - Vai trò của đội ngũ nữ trí thức tỉnh Đồng Nai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo - 74

Tóm tắt

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người đòi hỏi phải phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, trong đó có nữ trí thức. Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đội ngũ trí thức nói chung, nữ trí thức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng vẫn sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm đạt mục tiêu xây dựng tỉnh Đồng Nai phát triển toàn diện là việc thiết kế chiến lược để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ nữ trí thức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Từ khóa: nữ trí thức, Đồng Nai, giáo dục và đào tạo.

Abstract

A radical and comprehensive innovation of education and training with a view to improving the quality of human resources, and developing people calls for promoting the role of intellectuals, including women intellectuals. In the current context, when the world is entering the Fourth Industrial Revolution, intellectuals in general and women intellectuals in the field of education and training in particular will still be a crucial driving force to enhance the development of all aspects in Dong Nai Province. Therefore, one of the urgent tasks aimed at building a comprehensive development of Dong Nai Province is to design a strategy to further promote the role of women intellectuals in the field of education and training.

Keywords: women intellectuals, Dong Nai, education and training.

Nguyễn Thành Đạt - Động lực thúc đẩy nhận thức và quyết định đăng ký  tham gia chống dịch của tình nguyện viên Thành phố  Hồ Chí Minh - 84

Tóm tắt

Tháng 5 đến tháng 11 năm 2021 là một giai đoạn nhiều đau thương ở Thành phố Hồ Chí Minh trước làn sóng dịch Covid-19 lần 4. Cùng với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là lực lượng nhân viên y tế, công an, quân đội, cán bộ địa phương… thành phố cũng từng bước vượt qua khủng hoảng và phục hồi. Đóng góp vào sự thành công trong công tác chống dịch đó, phải kể đến lực lượng tình nguyện viên mà phần đông là thanh niên. Bài viết áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu (trọng tâm), tổng hợp tư liệu, so sánh và phương pháp khảo sát xã hội đối với nhóm tình nguyện viên đã từng hoạt động tham gia chống dịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời vận dụng lý thuyết tâm lý học nhận thức - hành vi (Cognitive Behavioral Theory - CBT) để lý giải những động lực đã tác động đến nhận thức và quyết định đăng ký tham gia chống dịch của tình nguyện viên.

Từ khoá: tình nguyện viên, động lực, nhận thức, đại dịch Covid-19.

Abstract

The May-to-November period in 2021 is a historic time full of loss and pain in Ho Chi Minh City caused by the fourth wave of the Covid-19 pandemic. Thanks to the efforts of the whole political system, especially the health workers, police, army, local officials, the City has also gradually overcome the crisis and recovered. Contributing to the success of that antipandemic work is the volunteer force, most of which are young people - the future generations of the country. The article applies such methods as in-depth interviews, document synthesis, comparison and social survey to studying a group of Volunteers who participated in antipandemic activities in Ho Chi Minh City, and at the same time applies cognitive-behavioral psychology (CBT) to explaining the motivations that affect the volunteers’ awareness of deciding to register for the fight against the pandemic.

Keywords: volunteers, motivation, awareness, the Covid-19 pandemic.

Bản in